Phòng khám Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng Thành phố. Địa điểm quen thuộc và uy tín, được tin tưởng và quý mến bởi Quý vị khách hàng từ 2006. Điều hành bởi Ts.Bs Phan Tiến Lợi
Ts. Bs Phan Tiến Lợi là một trong các chuyên gia hàng đầu về bệnh lý tim mạch, tim bẩm sinh. Phòng khám chúng tôi thực hiện:
Tầm soát, chẩn đoán TBS từ trong thời kỳ bào thai và sau sinh.
- Lên kế hoạch theo dõi và điều trị chuyên sâu tất cả các dị tật tim trẻ em.
- Theo dõi hậu phẫu các trường hợp can thiệp tim mạch và các bệnh lý tim mạch khác: tăng huyết áp, suy tim, đau ngực.. ở trẻ em và người lớn
SIÊU ÂM TIM THAI, BÀ BẦU NÀO CẦN VÀ KHI NÀO NÊN LÀM ?
Siêu âm tim thai là một chẩn đoán hình ảnh thực hiện bởi các bác sĩ tim mạch nhi đã được đào tạo chuyên sâu, giúp đánh giá tình trạng tim mạch của bào thai như nhịp tim, cấu trúc và chức năng tim.
Đây là kỹ thuật giúp phát hiện những dị tật tim bẩm sinh nặng để có thể điều trị ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này giúp hạn chế tình trạng chấm dứt thai kỳ do sai sót trong chẩn đoán và tư vấn bệnh tim bẩm sinh. Mặt khác còn giúp lập kế hoạch cho cuộc sanh mẹ con an toàn, theo dõi và điều trị sớm các dị tật tim bẩm sinh ở trẻ.
Thông thường tim thai xuất hiện ở tuần thứ 6 - 7 của thai kỳ. Giai đoạn này bác sĩ có thể thực hiện đánh giá tần số tim thai. Đến tuần thứ 18 - 20, tim thai phát triển tương đối hoàn chỉnh, nhịp tim đập mạnh và rõ hơn. Bác sĩ bắt đầu đánh giá được vị trí, kích thước và hình thái dựa trên siêu âm.
Siêu âm tim thai khuyến cáo thực hiện trên tất các các thai phụ.
Tuy nhiên cần lưu ý đặc biệt đối với những trường hợp:
- Thụ tinh nhân tạo
- Mẹ bé có sử dụng các loại thuốc co giật, thuốc trầm cảm,...
- Lần siêu âm thai định kỳ trước đó có phát hiện những bất thường
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh
- Mẹ bé mắc bệnh di truyền, tăng huyết áp, đái tháo đường,...
- Trong thời kỳ mang thai, mẹ bé có mắc bệnh sởi, rubella, thủy đậu,...